TRÁM RĂNG BẰNG COMPOSITE (MỸ) LÀ GÌ?
Trám răng Composite là hình thức bổ sung men răng nhân tạo làm từ vật liệu composite để lấp đầy những vết vỡ, thủng của mô răng nhằm cải thiện thẩm mỹ mà không phải mài cùi hay chụp răng.
CÁC TRƯỜNG HỢP CẦN TRÁM RĂNG
Trám răng chia làm hai loại là trám răng điều trị và trám răng phòng ngừa.
- Trám răng điều trị là khi bạn có bất cứ vấn đề nào về khuyết răng (chủ yếu là do sâu răng hoặc chấn thương). Các bác sĩ sẽ đánh giá trình trạng hiện tại, mức độ vững chắc của mô răng lành còn lại mà quyết định sẽ trám răng hay không.
- Trám răng phòng ngừa là phủ một lớp mỏng vật liệu bảo vệ răng có màu giống men răng lên bề mặt các răng hàm nhằm ngăn chặn sự trú ngụ của các vi khuẩn cũng như quá trình lên men tạo a-xít gây phá hủy men răng, do đó có tác dụng phòng ngừa sâu răng rất tốt. Trám răng phòng ngừa thường thủ thuật đơn giản, nhanh chóng, giá thành cũng không quá cao.
- Trám răng thẩm mỹ: Đây là kỹ thuật dùng một lớp men răng mỏng phủ lên toàn bộ thân răng để che đi những chiếc răng bị vàng ố, xỉn màu hoặc tạo hình thân răng cho đẹp hơn đối với những chiếc răng có hình thể méo mó,…
ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA TRÁM RĂNG
Ưu điểm:
- Thực hiện nhanh, tiết kiệm tối đa thời gian. Trám răng được thực hiện nhanh trong vòng 15 phút cho một khe răng thưa, do đó chỉ cần 1 lần đến khám là có thể hoàn tất.
- An toàn, không xâm lấn răng thật. Đây đơn giản chỉ là gắn thêm vật liệu lên thân răng, không phải mài răng hay làm mất mô răng thật nên không sợ răng bị yếu đi sau hàn trám. Không gây đau đớn, khó chịu. Thao tác hàn trám không xâm lấn răng nên hoàn toàn không gây đau đớn cho người thực hiện.
- Chi phí thấp. Vật liệu trám có chi phí thẩm và kỹ thuật không phức tạp nên giá trám răng thấp, phù hợp với điều kiện kinh tế của nhiều người.
- Có tính thẩm mỹ cao. Do màu của vật liệu với màu răng gần tương tự nhau nên kết quả khắc phục răng thưa rất hài hòa thẩm mỹ.
Nhược điểm:
- Miếng trám răng có độ bền chỉ ở mức tương đối, vẫn có nguy cơ bị bung bật do ăn nhai, vì thế thường chỉ duy trì miếng trám được khoảng vài năm. Khi thực hiện trám răng tức là bạn phải chấp nhận hàn trám lại nhiều lần trong đời.
QUY TRÌNH TRÁM RĂNG TẠI DR CARE
Bước 1: Thăm khám và kiểm tra tủy răng, nha sĩ sẽ chỉ định lấy tủy hay không trước khi trám đối với từng trường hợp.
Bước 2: Vệ sinh răng.
Bước 3: Tiến hành trám răng.
Bước 4: Chụp phim kỹ thuật số (nếu cần thiết) để đảm bảo rằng việc trám bít đã hoàn thành.
Bước 5: Hẹn lịch khám lại Bác sỹ điều trị sẽ lên lịch hẹn để kiểm tra hoặc làm phục hình răng (khi cần thiết)
NÊN VÀ KHÔNG NÊN SAU KHI TRÁM RĂNG
- Không nên ăn uống trong vòng 2 tiếng sau khi trám răng: Khi chiếu đèn laser, vật liệu đã được đông cứng trên răng nhưng sau đó cũng cần có thời gian để đông đặc và khô hoàn toàn. Vì vậy, bạn cần tránh ăn trong khoảng thời gian này để tạo cơ hội cho chất trám liên kết bền vững nhất với các mô răng.
- Không nên ăn thức ăn quá cứng, quá nóng hoặc quá lạnh, thức ăn sậm màu để tránh bung bật chất trám cũng như làm xuống màu chất trám gây mất thẩm mỹ.
- Nên ăn súp, cháo… và các loại trái cây để tốt cho sức khỏe.
- Nên chải răng đúng cách mỗi ngày 2 lần sau bữa ăn với bàn chải lông mềm, chú ý chải đều các mặt răng nhé. Bạn nên lựa chọn thật kỹ loại kem đánh răng, muối, nước súc miệng có hàm lượng fluor cao trong khoảng 0,2% để phục vụ cho nhu cầu làm sạch răng miệng.
- Nên khám răng định kỳ, để luôn luôn kiểm soát được tình trạng sức khỏe răng miệng. Nếu như miếng trám bị mòn, bể thì bạn nên trám lại càng sớm càng tốt, để tránh tình trạng mòn răng ăn sâu vào trong.