Bị lệch hàm: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị

  • Home
  • Kiến thức
  • Bị lệch hàm: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị

1. Hàm lệch là gì?
Hàm bị lệch là hiện tượng xương hàm trên và xương hàm dưới lệch nhau, dẫn đến mất cân đối hai hàm. Có nhiều trường hợp bị lệch hàm hiện nay, trong đó phổ biến là:

  • Trường hợp răng khôn mọc lệch, chèn ép răng kế cận khiến hàm bị xô lệch; về lâu dài, gây ra biến dạng khuôn mặt.
  • Trường hợp lệch hàm dưới hoặc hàm trên do xương hàm phát triển quá mức.
  • Trường hợp các răng trên cung hàm mọc lệch, dẫn đến răng khấp khểnh, lệch hàm nhai

    Tình trạng lệch hàm ảnh hưởng xấu đến thẩm mỹ khuôn mặt, cũng như khả năng ăn nhai của người bệnh.

    Dù là trường hợp nào thì người bệnh cũng phải can thiệp từ sớm. Vì không điều trị kịp thời có thể khiến chức năng ăn nhai của răng suy giảm, đồng thời ảnh hưởng đến thẩm mỹ khuôn mặt.

2. Nhận biết dấu hiệu hàm bị lệch
Triệu chứng lệch xương hàm bao gồm:

  • Khi quan sát bằng mắt thường, có thể nhìn thấy hàm bị lệch sang trái hoặc sang phải, hàm nhô về phía trước hoặc phía sau quá nhiều.
  • Đau ở mặt hoặc hàm, đau ở phía trước tai, đau khớp thái dương hàm. Cường độ đau gia tăng khi cử động miệng.
  • Khó cử động hàm, thậm chí không thể đóng miệng như bình thường.
  • Khi cắn thức ăn, có cảm giác lệch hoặc cong.
  • Khó khăn khi giao tiếp với mọi người.

    3. Nguyên nhân gây lệch xương hàm
    Dưới đây là 5 nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng lệch hàm:

3.1. Hàm bị lệch bẩm sinh
Người bị lệch hàm bẩm sinh khi xương hàm phát triển bất thường, làm cho hàm trên và hàm dưới mất cân xứng, ảnh hưởng sức khỏe răng miệng đáng kể.

3.2. Do thói quen xấu
Nếu thường xuyên có thói quen đẩy lưỡi, nằm nghiêng một bên hoặc chống tay lên cằm thì nguy cơ bị lệch xương hàm là rất cao. Ngoài ra, nếu chỉ ăn uống một bên hàm thì vị trí hàm chịu tác động có thể phát triển quá mức so với bên còn lại, từ đó dẫn đến nguy cơ bị lệch hàm.

Người có thói quen ngủ nằm nghiêng một bên dễ gặp phải tình trạng lệch hàm.

3.3. Bị lệch hàm do chấn thương
Chấn thương có thể xảy ra khi tai nạn, ngã hoặc chấn thương liên quan đến thể thao. Điều này khiến xương hàm bị gãy, nứt hoặc lệch, từ đó ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và suy giảm chức năng nhai của răng.

3.4. Lệch hàm nhai do răng
Các răng mọc lộn xộn, khấp khểnh và lệch vị trí trên cung hàm là nguyên nhân gây ra lệch hàm nhai.

3.5. Sự phát triển sai lệch của xương hàm
Khi xương hàm hai bên phát triển không đồng đều, điều này khiến cho hàm bị lệch. Cụ thể là có ba trường hợp liên quan đến sự phát triển của xương hàm:

  • Một bên phát triển quá mức và một bên phát triển bình thường.
  • Một bên phát triển bình thường, nhưng bên còn lại kém phát triển.
  • Một bên phát triển quá mức và một bên thì kém phát triển.

4. Bị lệch hàm có nguy hiểm không?
Tình trạng hàm bị lệch nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra biến chứng nguy hiểm cho người bệnh, cụ thể:

4.1. Giảm tính thẩm mỹ nghiêm trọng
Đây là tác hại dễ nhìn thấy nhất nếu bị lệch hàm. Theo đó, vị trí hàm bị lệch có thể phát triển mất cân xứng so với hàm còn lại. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến tính thẩm mỹ, gây ra biến dạng khuôn mặt và khiến người bệnh mất tự tin khi giao tiếp.

4.2. Suy giảm chức năng ăn nhai
Tình trạng bất tương quan giữa hai hàm tạo ra điểm cộm, cấn, cản trở sự di chuyển bình thường của xương hàm. Về lâu dài khiến chức năng nhai của răng suy giảm, làm cho người bệnh ăn uống khó khăn, ăn không ngon miệng và dễ bị suy dinh dưỡng (nhất là trẻ em).

4.3. Gây ra cơn đau khớp, ảnh hưởng chất lượng cuộc sống
Dù là lệch hàm dưới hay hàm trên thì đều gia tăng áp lực cho khớp thái dương hàm. Điều này khiến người bệnh có nguy cơ rối loạn khớp thái dương, với triệu chứng thường gặp như đau khớp, đau đầu dai dẳng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Người bị lệch hàm không chỉ ăn uống khó khăn, mà còn gặp phải cơn đau khớp khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

4.4. Khó khăn khi vệ sinh răng miệng
Người bị lệch hàm không chỉ ăn uống khó khăn, mà còn bất tiện khi vệ sinh răng miệng. Đặc biệt, phần cơ hàm bị lệch chịu tác động nhiều hơn nên làm cho mặt răng bị mài mòn nhiều, men răng mỏng hơn, dẫn đến nguy cơ sâu răng, viêm tủy hoặc hoại tử tủy.

Phần hàm còn lại vì ít được vận động nên tổ chức xung quanh răng rất mỏng và yếu. Do đó, bệnh nhân dễ gặp phải bệnh viêm nướu, viêm nha chu hoặc hôi miệng.

4.5. Tăng nguy cơ mắc bệnh dạ dày
Tình trạng lệch hàm khiến chức năng nhai kém hiệu quả, thức ăn không được tiêu hóa tốt có thể tăng áp lực cho dạ dày, từ đó gây ra bệnh lý về đường ruột, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người bệnh.

5. Các phương pháp điều trị hàm bị lệch
Hiện nay, phẫu thuật và niềng răng là hai phương pháp chữa hàm bị lệch phổ biến. Để xác định đâu là phương pháp phù hợp, người bệnh hãy tham khảo thông tin dưới đây:

5.1. Phẫu thuật
Thông thường, người bị lệch hàm nghiêm trọng hoặc đã quá tuổi điều chỉnh xương hàm thì Bác sĩ chỉnh nha có thể chỉ định phẫu thuật. Với phương pháp phẫu thuật, Bác sĩ phẫu thuật tiến hành cắt xương hoặc ghép xương, để di chuyển xương hàm về đúng vị trí, cải thiện tình trạng lệch hàm.

Mặc dù mang lại hiệu quả nhưng phẫu thuật chỉnh hàm để lại một số rủi ro, bao gồm mất máu, nhiễm trùng, tổn thương dây thần kinh hoặc đau khớp hàm và thời gian hậu phẫu lâu. Vì vậy, bệnh nhân nên cân nhắc thật kỹ và nếu bắt buộc phải phẫu thuật, quá trình điều trị phải được thực hiện bởi Bác sĩ phẫu thuật răng hàm mặt và Bác sĩ chỉnh nha giàu kinh nghiệm.

5.2. Niềng răng (Chỉnh nha)
Đối với trường hợp bị lệch hàm do răng khấp khểnh, mọc lộn xộn hay sai khớp cắn thì niềng răng chỉnh hàm là giải pháp tốt nhất. Đây là phương pháp sử dụng khí cụ nha khoa chuyên dụng, để dịch chuyển sai lệch răng và xương hàm về đúng vị trí, qua đó mang lại gương mặt cân đối, thẩm mỹ tương quan môi – mũi – cằm hài hòa. Hiện tại, phương pháp niềng răng chỉnh hàm lệch bao gồm niềng răng mắc cài và niềng răng không mắc cài.

Niềng răng mắc cài

Với niềng răng mắc cài, tuy mang lại hiệu quả và chi phí thấp nhưng cách này có nhược điểm là kém thẩm mỹ, bất tiện khi ăn uống và khó vệ sinh răng miệng. Ngược lại, niềng răng không mắc cài (niềng răng trong suốt) như Invisalign đảm bảo tính thẩm mỹ tốt hơn. Khay niềng trong suốt thay thế dây cung và mắc cài nên không tạo cảm giác vướng víu; đồng thời ôm sát cung răng giúp khách hàng ăn uống thoải mái, tự tin khi giao tiếp hằng ngày.

Niềng răng trong suốt

Nhìn chung, mỗi phương pháp điều trị hàm bị lệch đều có đặc điểm khác nhau. Để xác định đâu là cách chữa phù hợp, điều này phụ thuộc vào mức độ lệch hàm, sức khỏe răng hiện tại, khả năng tài chính và chẩn đoán thực tế của Bác sĩ. Vì vậy, tốt nhất là khách hàng nên đi khám trực tiếp tại nha khoa uy tín, để được tư vấn cụ thể và có kế hoạch điều trị chính xác – tiết kiệm nhất dành cho bạn.

Facebook Twitter Google Plus Pinterest

Leave A Reply