THIẾU CANXI ẢNH HƯỞNG ĐẾN RĂNG NHƯ THẾ NÀO?
Canxi là khoáng chất thiếu yếu của cơ thể, là thành phần không thể thiếu cấu tạo nên xương và răng. Cơ thể bị tụt canxi là nguyên nhân dẫn tới răng bị ố vàng, chân răng yếu, lung lay, dễ gãy rụng. Đồng thời, cơ thể mệt mỏi, thường xuyên căng thẳng, huyết áp cao, rối loạn tim mạch, có nguy cơ đột tử,…
Việc bổ sung canxi đầy đủ là điều vô cùng quan trọng nếu muốn răng và xương chắc khỏe. Cơ thể thiếu canxi có những biểu hiện như răng ố vàng, ê buốt, đau nhức, chân răng yếu, dễ chảy máu chân răng,…
Canxi là gì? Vai trò của canxi đối với răng
Canxi là một loại khoáng chất rất quan trọng đối với con người, chiếm từ 1,5 – 2% trọng lượng cơ thể. 99% lượng canxi trong cơ thể tồn tại ở xương và răng, 1% còn lại tồn tại ở trong máu.
Trong cơ thể, canxi tồn tại ở 2 dạng là canxi trong xương và canxi ngoài xương:
- Canxi trong xương: Xương có thành phần gồm 50% chất khoáng, 25% nước, 20% protein, 5% lipit, một lượng nhỏ glycosaminoglycan. Trong 50% chất khoáng hầu hết là canxi và photpho.
- Canxi ngoài xương: Đây là lượng canxi nằm trong dịch tế bào và các mô mềm, không quá 10g. Canxi ngoài xương hỗ trợ sự hoạt động của quá trình đông máu và hệ thần kinh cơ.
Răng là một phần của xương nên cấu tạo của răng tương tự với cấu tạo xương, có thành phần chủ yếu là canxi. Canxi có vai trò giúp răng chắc khỏe, men răng và ngà răng cứng chắc, ngăn ngừa được sự tấn công từ vi khuẩn có hại. Nếu thiếu canxi kéo dài, các bạn có nguy cơ bị rối loạn quá trình cốt hóa và khoáng hóa răng, dẫn tới tình trạng răng xốp mềm, men răng yếu, chân răng lung lay…
Những đối tượng có nguy cơ thiếu canxi cao hàng đầu là người cao tuổi, thanh thiếu niên, những người thừa cân, béo phì và những người mắc bệnh mạn tính.
Dấu hiệu nhận biết răng thiếu canxi
Răng ố vàng là dấu hiệu dễ nhận biết nhất khi cơ thể thiếu canxi do ảnh hưởng trực tiếp tới vẻ đẹp của nụ cười. Bên cạnh đó, khi răng thiếu canxi cũng có một số biểu hiện khác như ê buốt răng, chân răng có hiện tượng lung lay.
- Răng nhanh chóng bị ố vàng do cơ thể thiếu canxi
- Xuất hiện dấu hiệu đau nhức, ê buốt và sâu răng
- Thiếu canxi khiến răng yếu, dễ lung lay, gãy rụng
1. Răng nhanh chóng bị ố vàng do cơ thể thiếu canxi
Như đã chia sẻ ở trên vì răng cũng là một phần của xương nên khi cơ thể thiếu canxi, răng sẽ dần bị bào mòn và tổn thương theo thời gian. Điều này khiến răng trở nên nhạy cảm, không thể nhai được đồ cứng và có thể bị ố vàng, xỉn màu trên bề mặt.
Răng bị xỉn màu, ố vàng rất dễ nhận biết và gây ảnh hưởng tới vẻ đẹp của nụ cười, khiến Cô Chú, Anh Chị e ngại giao tiếp với mọi người xung quanh.
2. Xuất hiện dấu hiệu đau nhức, ê buốt và sâu răng
Canxi là một trong những thành phần chính cấu tạo nên răng. Khi cơ thể thiếu canxi, răng không chỉ nhanh ngả vàng do men răng bị bào mòn mà còn dễ bị vi khuẩn tấn công dẫn tới sâu răng.
Bên cạnh đó, tình trạng thiếu canxi còn gây buốt răng do lớp men mỏng bởi quá trình kém khoáng hóa. Lớp ngà răng phía bên dưới không còn được bảo vệ bởi lớp men răng chắc khỏe nên răng dễ bị ê buốt, đau nhức sau khi ăn đồ nóng, lạnh hay các món có độ cứng,…
3. Thiếu canxi khiến răng yếu, dễ lung lay, gãy rụng
Khoảng 99% lượng canxi trong cơ thể được tích trữ trong xương và răng. Do đó hầu hết các triệu chứng thiếu canxi đều xảy ra ở những bộ phận này. Tuy nhiên, cơ thể có khả năng tự điều chỉnh nồng độ canxi trong máu, do đó khi bị thiếu canxi trong thời gian dài, thậm chí lên đến vài năm thì các triệu chứng mới biểu hiện rõ rệt.
Khi nồng độ canxi trong máu ở mức thấp, cơ thể sẽ bắt đầu lấy canxi từ xương và răng vào máu, cơ và các chất dịch nội bào khác. Theo thời gian, tình trạng này sẽ khiến cho xương và răng yếu đi.
Bốn hậu quả nghiêm trọng khi răng thiếu canxi
Cơ thể thiếu canxi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của răng, dễ khiến chân răng yếu, nướu bị kích thích, răng giòn và sâu răng. Ngoài ra, thiếu canxi ở trẻ sơ sinh có thể trì hoãn sự hình thành mọc răng, làm ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ.
- Răng mềm, chất lượng men răng suy giảm
- Tăng nguy cơ mắc bệnh viêm nha chu
- Thiếu canxi khiến răng mọc chậm, bị xô lệch
- Tiêu xương răng trầm trọng do thiếu canxi
- Thiếu canxi gây mất răng vĩnh viễn
Răng mềm, chất lượng men răng suy giảm
Canxi là thành phần chính cấu tạo nên răng và giúp răng chắc khỏe. Cơ thể thiếu canxi dẫn tới rối loạn quá trình khoáng hóa. Răng không được khoáng hóa nên trở nên kém chất lượng và không được bảo vệ kỹ càng. Lớp men răng yếu và mỏng hơn hẳn so với bình thường, dễ bị nứt mẻ, vỡ và dễ bị bào mòn bởi vi khuẩn trong mảng bám quanh răng. Vi khuẩn dễ dàng tấn công từ bề mặt răng vào trong ngà răng, tủy răng gây nên bệnh lý sâu răng, viêm tủy răng, nhiễm khuẩn răng miệng,..
Tăng nguy cơ mắc bệnh viêm nha chu
Khi cơ thể thiếu canxi, hệ thần kinh trung ương sẽ phát tín hiệu kéo canxi từ các nguồn như răng và xương để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Điều này sẽ khiến lượng canxi trong răng giảm xuống, có thể dẫn đến các vấn đề về răng miệng, bao gồm chân răng yếu, nướu bị kích thích và dễ chảy máu, giảm khả năng miễn dịch của khoang miệng. Cô Chú, Anh Chị dễ mắc các bệnh lý như viêm nướu, viêm nha chu, chảy máu chân răng,…
Thiếu canxi khiến răng mọc chậm, bị xô lệch
Thiếu canxi là nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng răng mọc chậm ở trẻ nhỏ, ngay cả khi mọc răng sữa hay răng vĩnh viễn. Cơ thể không đủ canxi khiến mầm răng không thể nhú lên và phát triển thành răng dẫn tới tình trạng mọc chậm. Bên cạnh đó, trường hợp răng mọc lên nhưng do thiếu canxi có thể dẫn tới răng bị lệch, các răng mọc nghiêng ngả không thẳng hàm dẫn tới vấn đề răng thưa, xô lệch răng.
Tiêu xương răng trầm trọng do thiếu canxi
Canxi là thành phần quan trọng cấu tạo nên xương hàm nên sự thiếu hụt canxi trong cơ thể sẽ làm tăng nguy cơ tiêu xương. Biến chứng tiêu xương hàm xảy ra nhanh hơn ở những Cô Chú, Anh Chị mất răng do xương hàm yếu. Xương hàm bị tiêu biến khiến khớp cắn bị sai lệch, cấu trúc khuôn mặt dần biến dạng gây ảnh hưởng tới thẩm mỹ.
Thiếu canxi gây mất răng vĩnh viễn .
Trên thực tế, một thử nghiệm lâm sàng ở 145 người lớn tuổi đã phát hiện ra, những người có lượng canxi thấp thì có nguy cơ mất răng cao hơn so với những người bình thường.
Thiếu canxi là nguyên nhân chính khiến hệ thống xương trong cơ thể trở nên xốp, yếu và dễ gãy hơn. Điều tương tự cũng xảy ra với hàm răng bởi canxi là thành phần chủ yếu. Vì vậy, cơ thể thiếu canxi sẽ làm tăng nguy cơ mất răng vĩnh viễn.
Dấu hiệu nhận biết cơ thể đang thiếu canxi.
Sự thiếu hụt canxi không chỉ ảnh hưởng đến răng mà còn tác động xấu đến nhiều cơ quan, bộ phận khác trên cơ thể. Các triệu chứng thiếu hụt canxi, hạ canxi trong máu mà mỗi người gặp phải sẽ không hoàn toàn giống nhau, có một số dấu hiệu tiêu biểu như móng tay khô, cơ thể mệt mỏi, loãng xương, cao huyết áp, …
- Móng tay trở nên khô, giòn, dễ gãy
- Mệt mỏi bất thường, chóng mặt, dễ cáu gắt
- Thiếu canxi gây hạ canxi máu
- Loãng xương do giảm mật độ khoáng
- Thiếu canxi gây Cao huyết áp, rối loạn tim mạch
- Thiếu canxi gây ra các vấn đề về đại tràng
- Thiếu canxi gây ra các vấn đề về cơ
- Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS)
Bổ sung canxi cho răng như thế nào là hiệu quả?
Sau khi phát hiện cơ thể bị tụt canxi, Cô Chú, Anh Chị nên bổ sung canxi cho cơ thể ngay lập tức bằng thông qua chế độ ăn uống, sử dụng thực phẩm bổ sung canxi:
- Bổ sung qua chế độ ăn uống: Việc bổ sung canxi qua chế độ ăn uống là phương pháp được Bác sĩ ưu tiên và khuyên dùng. Cô Chú, Anh Chị ưu tiên ăn những thực phẩm có chứa nhiều canxi từ sữa, các loại phô mai, đậu phộng, rau mầm, đặc biệt là các loại hải sản như tôm, cua, ốc,…
- Sử dụng thực phẩm chứa canxi: Bên cạnh chế độ ăn uống, Cô Chú, Anh Chị bị tụt canxi quá nhiều sẽ được Bác sĩ chỉ định bổ sung canxi bằng thực phẩm chức năng. Phương pháp này giúp cơ thể có đủ lượng canxi cần thiết trong thời gian nhanh nhất. Nhưng để đảm bảo hiệu quả, Cô Chú, Anh Chị cần uống theo đúng chỉ định của Bác sĩ.